Các loại móng hay dùng cho nhà thép tiền chế

Các loại móng hay dùng cho nhà thép tiền chế

Nhà thép tiền chế đang ngày càng trở nên phổ biến trong xây dựng công nghiệp và dân dụng nhờ vào tốc độ thi công nhanh, chi phí tối ưu và độ bền cao. Tuy nhiên, để công trình bền vững và an toàn, phần móng là yếu tố đặc biệt quan trọng. Tùy vào tải trọng, kết cấu và điều kiện địa chất mà sẽ lựa chọn loại móng phù hợp. Trong bài viết này, DOHOCO sẽ cùng bạn tìm hiểu các loại móng phổ biến nhất thường được dùng nhà thép tiền chế nhé! 

1. Vai trò của móng trong nhà thép tiền chế 

Móng là phần kết cấu nằm dưới cùng công trình, có nhiệm vụ truyền tải trọng từ công trình xuống nền đất. Đối với nhà thép tiền chế, mặc dù kết nhẹ hơn nhà bê tông thép truyền thống. Nhưng về yêu cầu kỹ thuật về móng vẫn rất cao để đảm bảo:

  • Độ ổn định, không lún lệch trong quá trình sử dụng. 
  • Móng đảm bảo rằng chịu được tải trọng từ khung thép, mái tôn, cầu trục ( nếu có).
  • Có khả năng chống đỡ tốt khi gặp tác động từ gió, rung động, mưa bão. 
  • Việc lựa chọn đúng loại móng sẽ giúp tối ưu chi phí, rút ngắn được thời gian thi công mà vẫn đảm bảo an toàn. 
Vai trò của móng trong nhà thép tiền chế

>> Xem thêm: thi công hệ thống móng nhà xưởng 

2. Cấu tạo của móng nhà tiền chế 

Các loại móng hay dùng cho nhà thép tiền chế thường có cấu tạo gồm 3 phần cơ bản: Bản móng, giằng móng và cổ móng. 

  • Bản mỏng( đài móng): là bộ phận được liên kế các cọc lại với nhau. Được thiết kế dạng hình chữ nhật. Bản móng nhà thép tiền chế có tác dụng phân bổ lực giúp đảm bảo sự cân bằng cho bề mặt và toàn bộ diện tích. 
  • Giằng móng hay còn được gọi là dầm móng hay đà kiềng. Giằng móng được xem là đà liên kết ngang giữa các móng. Phần này được thiết kế theo phương nằm ngang, có nhiệm vụ chống lún lệch giữa các móng. Ngoài ra, còn giúp tăng độ vững chắc, kiên cố cho toàn bộ hệ thống móng. 
  • Cổ móng là chi tiết có chức năng đảm bảo độ sâu khi vùi móng sâu xuống đất. Do đó, yếu tố quan trọng được quan tâm là chiều cao của cổ móng. Chiều cao cổ móng được các kỹ sư tính toán kỹ để phù hợp với từng nhu cầu hệ thống thoát nước và hầm hố ga. 
Cấu tạo của móng nhà tiền chế 

3. Các loại móng nhà xưởng phổ biến hiện nay

Dưới đây là những loại móng phổ biến được sử dụng trong các công trình nhà xưởng, kho bãi, nhà thép tiền chế:

3.1. Móng đơn

  • Mô tả: Móng đơn là loại móng đỡ riêng từng cột, thường có hình vuông, chữ nhật hoặc tròn, đặt trực tiếp lên nền đất tốt. 
  • Ưu điểm: Thi công đơn giản, chi phí thấp. Phù hợp với những công trình nhỏ, có tải trọng nhẹ. 
  • Ứng dụng: Trong xây dựng nhà thép 1 tầng, nhà xưởng nhỏ, nhà kho không có cầu trục. 

3.2. Móng băng

  • Mô tả: Móng băng là loại móng có dạng dài chạy liên tục dưới các dãy cột hoặc tường. Móng có thể hình chữ T, chữ L tùy vào thiết kế. 
  • Ưu điểm: Giúp phân bố tải trọng đều hơn móng đơn. Giảm thiểu độ lún lệch giữa các vị trí móng. 
  • Ứng dụng: Xây dựng nhà xưởng dài, nhà kho có nhiều cột sát nhau. Những công trình xây tường gạch bao quanh. 

3.3. Móng cọc 

  • Mô tả: Móng cọc gồm các cọc bê tông được đóng hoặc eps sâu xuống lớp đất cứng, bên trên là đài móng chịu lực. Móng này được sử dụng khi đất nền yếu, tải trọng lớn. 
  • Ưu điểm: Có khả năng ổn định cao trên nền đất yếu. Chịu được tải trọng lớn từ các công trình cao tầng hoặc cầu trục hạng nặng. Ngoài ra, còn có tuổi thọ lâu dài. 
  • Ứng dụng: Nhà thép tiền chế xây trên nền đất yếu. Nhà xưởng có cầu trục tải lớn, nhà máy sản xuất với quy mô lớn.

3.4. Móng bè 

  • Mô tả: Móng bè là tấm bê tông cốt thép lớn, bao phủ toàn bộ diện tích nền móng. Loại móng này được phân tán đều tải trọng nền đất. 
  • Ưu điểm: Hạn chế sụt lún không đều. Phù hợp nơi nền đất yếu nhưng không dùng được móng cọc. 
  • Ứng dụng: Nhà thép tiền chế xây dựng trên mặt bằng tầng hầm, công trình lớn cần phân bổ tải trọng đều.
Quy trình thi công móng nhà tiền chế 

4. Tiêu chí lựa chọn móng cho nhà thép tiền chế 

Việc lựa chọn móng phù hợp không chỉ dựa vào loại công trình mà còn phụ thuộc vào một số yếu tố kỹ thuật: 

4.1. Địa chất nền móng 

  • Nếu nền đất cứng, có thể dùng móng đơn, móng băng. 
  • Nếu nền đất yếu, nền cần khảo sát kỹ để lựa chọn móng cọc hoặc móng bè. 

4.2. Quy mô và tải trọng công trình 

  • Công trình có quy mô nhỏ, 1 tầng thì chọn móng đơn , móng băng là đủ. 
  • Công trình có cầu trục, xe nâng thì móng cọc hoặc móng bè cần được tính toán. 
Quy mô và tải trọng công trình

4.3. Điều kiện thi công 

  • Diện tích thi công nhỏ hẹp, hạn chế máy móc thì ưu tiên móng cọc là lựa chọn an toàn lâu dài. 
  • Với những công trình lớn, có mặt bằng rộng thì móng cọc là lựa chọn an toàn lâu dài. 

4.4. Ngân sách đầu tư

  • Móng đơn, móng băng có chi phí thấp. 
  • Móng cọc và móng bè có chi phí cao nhưng ổn định lâu dài. 

Mọi thông tin xin liên hệ:

————————–

CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ XÂY DỰNG DOHOCO 

  • Địa chỉ: Số 3-A67, đường NA5, khu dân cư Việt - Sing, Phường Thuận Giao, Thành phố Thuận An, Tỉnh Bình Dương, Việt Nam
  • Hotline: 0865 959 817
  • Email: dtxddohoco@gmail.com
  • Website: xaydungdohoco.com
  • Facebook: https://www.facebook.com/xaydungdohoco

Chia sẻ: