Hệ thống điện công nghiệp là gì? Những lưu ý khi thi công
Trong các công trình như nhà xưởng, nhà máy, khu công nghiệp, hệ thống điện công nghiệp đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc vận hành toàn bộ máy móc, thiết bị sản xuất và hệ thống chiếu sáng. Vậy hệ thống điện công nghiệp là gì, nó bao gồm những hạng mục nào và khi thi công hệ thống điện công nghiệp cần lưu ý điều gì để đảm bảo an toàn, tiết kiệm và hiệu quả lâu dài? Cùng DOHOCO tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau đây.
1. Hệ thống điện công nghiệp là gì?
Hệ thống điện công nghiệp là hệ thống cung cấp và phân phối điện năng cho các khu công nghiệp, nhà máy, xưởng sản xuất, khu chế xuất, cao ốc văn phòng hay các công trình có quy mô sử dụng điện lớn. Hệ thống này không chỉ đơn thuần là cung cấp điện như hệ thống dân dụng, mà còn bao gồm:
- Hệ thống tủ điện trung thế, hạ thế.
- Hệ thống điều khiển tự động.
- Hệ thống chiếu sáng nhà xưởng.
- Hệ thống điện động lực ( máy móc, dây chuyền sản xuất).
- Hệ thống tiếp địa - chống sét.
- Hệ thống điện lạnh công nghiệp, điều hòa trung tâm.
Tùy theo quy mô. tính chất sản xuất và công năng công trình mà hệ thống điện công nghiệp được thiết kế và thi công phù hợp.
.png)
2. Các thành phần chính trong hệ thống điện công nghiệp
2.1. Tủ điện tổng - tủ phân phối ( MDB, DB)
- Đóng vai trò điều phối, phân phối điện năng từ nguồn đến các khu vực tiêu thụ. Các tủ này thường được đặt tại phòng kỹ thuật điện.
.png)
2.2. Cáp điện, dây dẫn
- Bao gồm cáp trung thế, hạ thế, cáp điều khiển, được thi công âm tường, đi máng cáp hoặc treo trần tùy khu vực.
2.3. Thiết bị đóng cắt, bảo vệ
- Aptomat ( MCB, MCCB), cầu dao, role, thiết bị chống rò điện, chống sét lan truyền.
2.4. Hệ thống chiếu sáng
- Đèn LED, đèn cao áp, đèn khẩn cấp, đèn chiếu sáng sự cố,..được sử dụng cho từng khu vực riêng biệt.
2.5. Hệ thống điều khiển tự động
- Ứng dụng trong dây chuyền sản xuất điện đại để kiểm soát tự động. Từ đó giúp tăng độ chính xác và giảm nhân công.
2.6. Hệ thống tiếp địa - chống sét
- Bảo vệ con người và thiết bị khỏi nguy cơ điện giật và cháy nổ do sét đánh hoặc dòng rò.
.png)
3. Lợi ích của việc thi công hệ thống điện công nghiệp bài bản
Hệ thống điện là một trong những điều kiện cần thiết để nhà xưởng được vận hành trơn tru của tất cả khu vực. Đặc biệt, với các nhà xưởng chuyên sản xuất và chế biến thực phẩm nhất định phải lắp đặt hệ thống điện cho kho lạnh để cho thực phẩm tươi mới.
Bên cạnh việc cung cấp điện cho các khâu sản xuất trong nhà xưởng, hệ thống điện công nghiệp còn những lợi ích sau:
- An toàn cho con người và thiết bị: Hệ thống điện được thi công đúng kỹ thuật giúp giảm nguy cơ cháy nổ, chập cháy hoặc khi điện giật.
- Tối ưu hóa hoạt động sản xuất: Điện năng ổn định giúp máy móc vận hành trơn tru, không bị gián đoạn.
- Tiết kiệm chi phí vận hành: Thiết kế điện hợp lý giúp ta tiết kiệm điện năng, từ đó giảm chi phí vận hành lâu dài.
- Dễ dàng nâng cấp - bảo trì: Hệ thống được thiết kế và thi công chuẩn sẽ kiểm tra, bảo trì và nâng cấp về sau.
.png)
4. Những lưu ý quan trọng khi thi công hệ thống điện công nghiệp
4.1. Lên bản vẽ thiết kế chi tiết và đồng bộ
- Trước khi thi công, cần có bản vẽ thiết kế điện công nghiệp chi tiết, rõ ràng, đồng bộ với từng hạng mục khác ( kết cấu, cơ điện, PCCC,...) Điều này tránh xung đột kỹ thuật, đảm bảo tính logic và tiết kiệm thời gian.
4.2. Lựa chọn vật tư, thiết bị điện chất lượng cao
- Các vật tư như dây điện. aptomat, máng cáp, tủ điện,...cần đạt tiêu chuẩn chất lượng ( IEC, ISO, TCVN). Tránh sử dụng thiết bị kém chất lượng, gây hao điện, nóng dây, hoặc cháy chập trong quá trình sử dụng.
4.3. Đảm bảo kỹ thuật đấu nối và chống rò rỉ điện
- Quá trình thi công phải đảm bảo kỹ thuật đấu nối đúng chuẩn, dùng ống gen cách điện. Hộp nối kín nước ở những nơi ẩm ướt, tránh hiện tượng rò rỉ hoặc đoản mạch.
4.4. Tuân thủ tiêu chuẩn an toàn điện
- Người thi công cần được đào tạo bài bản, có đầy đủ bảo hộ lao động. Hãy tuân thủ tuyệt đối các quy định về an toàn điện. Đồng thời, hệ thống tiếp địa và chống sét cần được thi công chính xác.
4.5. Phối hợp nhịp nhàng với các đơn vị khác
- Thi công hệ thống điện công nghiệp thường phải phối hợp với đơn vị thi công cơ khí, xây dựng, PCCC. Việc phối hợp nhịp nhàng giúp hạn chế đục phá, lắp đặt chồng chéo hoặc sai quy định.
4.6. Kiểm tra, vận hành và nghiệm thu nghiêm ngặt
- Sau khi thi công xong, hệ thống cần được kiểm tra điện áp, cách điện hoạt động từng điện - thiết bị,...Trước khi nghiệm thu, cần có biên bản chạy thử và hồ sơ hoàn công đầy đủ.
Hãy nhanh tay liên hệ với Xây dựng DOHOCO ngay để được tư vấn và báo giá chi tiết nhé!
Mọi thông tin xin liên hệ:
————————–
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ XÂY DỰNG DOHOCO
- Địa chỉ: Số 3-A67, đường NA5, khu dân cư Việt - Sing, Phường Thuận Giao, Thành phố Thuận An, Tỉnh Bình Dương, Việt Nam
- Hotline: 0865 959 817
- Email: dtxddohoco@gmail.com
- Website: xaydungdohoco.com
- Facebook: https://www.facebook.com/xaydungdohoco
Chia sẻ: