chiều cao nhà xưởng

Một số định lượng chiều cao nhà xưởng quan trọng mà bạn nên biết

Chiều cao nhà xưởng là một yếu tố quan trọng trong thiết kế và thi công nhà xưởng công nghiệp. Nó không chỉ ảnh hưởng đến công năng sử dụng, hiệu suất làm việc, mà còn liên quan đến chi phí đầu tư, thông gió, ánh sáng và cả việc lắp đặt thiết bị. Việc lựa chọn chiều cao phù hợp đòi hỏi phẩn có sự tính toán kỹ lưỡng, dựa vào quy mô sản xuất, tính chất vận hành và các tiêu chuẩn xây dựng hiện hành. Bài viết này DOHOCO sẽ cung cấp một số định lượng chiều cao nhà xưởng quan trọng mà bạn nên biết trước khi bắt tay vào xây dựng. 

1. Chiều cao nhà xưởng là gì? 

Chiều cao nhà xưởng là khoảng cách từ mặt nền ( mặt sàn) lên đến điểm cao nhất của kết cấu mái hoặc ddinhr tường bao ( tùy theo cách tính). Trong thiết kế nhà xưởng, người ta thường nhắc đến 3 loại chiều cao chính:

  • Chiều cao mép mái: Tính từ nền nhà đến điểm giao giữa tường và mái ( mép mái). 
  • Chiều cao đỉnh mái: Chiều cao lớn nhất từ nền lên đến đỉnh mái ( thường áp dụng với mái có độ dốc). 
  • Chiều cao thông thủy: Là khoảng cách từ nền đến phần thấp nhất của dầm mái, không bị cản trở bởi bất kỳ vật thể nào. Đây là yếu tố quan trọng để đảm bảo thiết bị, máy móc hoạt động trơn tru. 
Chiều cao nhà xưởng là gì? 

2. Tại sao chiều cao nhà xưởng lại quan trọng 

Chiều cao xưởng không chỉ ảnh hưởng đến kiến trúc mà còn đến toàn bộ hoạt động bên trong như:

  • Tối ưu không gia sử dụng: Nếu chiều cao quá thấp, không gian sẽ bị giới hạn. Nếu quá cao, sẽ lãng phí vật liệu và năng lượng. 
  • Lắp đặt máy móc, cẩu trục: Một số thiết bị yêu cầu khoảng không gian vận hành nhất định. 
  • Thông gió và ánh sáng tự nhiên: Chiều cao hợp lý giúp không khí lưu thông tốt hơn. Từ đó giảm thiểu nhiệt độ và tiết kiệm chi phí làm mát.
  • Đảm bảo an toàn và phòng cháy chữa cháy: Các tiêu chuẩn PCCC yêu cầu chiều cao tối thiểu để đảm bảo thoát hiểm, hút khói và lắp đặt thiết bị chữa cháy hiệu quả. 
Tại sao chiều cao nhà xưởng lại quan trọng 

3. Các định lượng chiều cao nhà xưởng phổ biến 

Dưới đây là một số mức chiều cao nhà xưởng được sử dụng phổ biến, tùy theo loại hình sản xuất:

Nhà xưởng thông thường ( không có cầu trục) 

  • Chiều cao mép mái: 6m - 9m. 
  • Chiều cao đỉnh mái ( nếu có mái dốc): 8m - 11m. 
  • Chiều cao thông thủy: khoảng 5m-6m. 
  • Phù hợp với các ngành nhẹ như may mặc, lắp ráp linh kiện, kho chứa hàng hóa thông thường.  

Nhà xưởng có cẩu trục

  • Chiều cao mép mái: 9m - 14m. 
  • Chiều cao thông thủy: từ 7m trở lên. 
  • Chiều cao đến ray cẩu trục: phụ thuộc vào loại cẩu trục ( thường từ 4m - 8m). 
  • Ứng dụng cho ngành cơ khí chế tạo, sản xuất thép, công nghiệp nặng, vận chuyển hàng hóa tải trọng lớn. 

Nhà xưởng cao tầng hoặc đặc biệt 

  • Chiều cao sàn tầng 1: 6m - 8m ( để xe nâng/ máy móc hoạt động). 
  • Chiều cao các tầng tiếp theo: 4m - 5m. 
  • Tổng chiều cao: Có thể lên đến 20m - 25m tùy theo số tầng. 
  • Dành cho nhà xưởng tích hợp văn phòng, sản xuất, logistic hoặc theo mô hình nhà xưởng cao tầng tại các khu công nghiệp hiện đại. 

4. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc xác định chiều cao nhà xưởng

Để xác định chiều cao nhà xưởng phù hợp hơn cần cân nhắc các yếu tố sau:

Công năng sử dụng

Mỗi ngành nghề có yêu cầu về thiết bị, không gian thao tác và quy trình sản xuất khác nhau. Ví dụ:

  • Sản xuất cơ khí cần cao hơn ngành may mặc. 
  • Xưởng chế biến thực phẩm cần chiều cao vừa phải để đảm bảo điều kiện vệ sinh và xử lý khí thải. 

Hệ thống kỹ thuật 

  • Việc lắp đặt hệ thống như PCCC, ống gió, điều hòa trung tâm hoặc hệ thống chiếu sáng treo trần sẽ chiếm một phần chiều cao. Do đó, bạn cần cộng thêm khoảng không cho những hệ thống này( thường từ 0.5m - 1m). 

Quy chuẩn xây dựng & PCCC 

  • Theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 06:2022/BXD, chiều cao tầng và tổng chiều cao nhà có quy định rõ ràng để đảm bảo khả năng thoát hiểm và chống cháy lan. 

Khí hậu và thông gió

  • Ở Việt Nam, các khu vực có nhiệt độ cao quanh năm như miền Nam thường thiết kế xưởng cao để tăng đối lưu không khí, làm mát tự nhiên. Chiều cao lý tưởng giúp giảm chi phí sử dụng điều hòa, quạt công nghiệp. 
Các yếu tố ảnh hưởng đến việc xác định chiều cao nhà xưởng

5. Một số lưu ý khi thiết kế chiều cao nhà xưởng

  • Không nên thiết kế quá thấp để tránh bí bách, khó thể lắp đặt hệ thống kỹ thuật. 
  • Không xây dựng quá cao nếu không cần thiết. Điều này làm tăng chi phí xây dựng, gây tốn vật tư và năng lượng vận hành. 
  • Tham khảo ý kiến chuyên gia kết cấu, PCCC để tính toán được chiều cao hợp lý cho từng khu vực trong xưởng( xưởng sản xuất, khu kho, văn phòng,..).
  • Thiết kế linh hoạt: Có thể phân chia chiều cao cho từng khu vực thay vì dùng một cao cố định cho toàn bộ nhà xưởng. 

Chiều cao nhà xưởng là một trong những yếu tố quan trọng quyết định tính hiệu quả, an toàn và tiết kiệm chi phí vận hành cho doanh nghiệp. Việc xác định chiều cao hợp lý cần dựa trên mục đích sử dụng, yêu cầu kỹ thuật và các quy định. Hy vọng với những định lượng chiều cao nhà xưởng quan trọng mà DOHOCO chia sẻ, bạn sẽ có thêm cơ sở để đưa ra quyết định đúng đắn cho dự án của mình. 

Mọi thông tin xin liên hệ:

————————–

CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ XÂY DỰNG DOHOCO 

  • Địa chỉ: Số 3-A67, đường NA5, khu dân cư Việt - Sing, Phường Thuận Giao, Thành phố Thuận An, Tỉnh Bình Dương, Việt Nam
  • Hotline: 0865 959 817
  • Email: dtxddohoco@gmail.com
  • Website: xaydungdohoco.com
  • Facebook: https://www.facebook.com/xaydungdohoco

Chia sẻ: