Sơn chống cháy kết cấu thép mà bạn nên biết?
Trong các công trình xây dựng hiện đại, kết cấu thép ngày càng được sử dụng phổ biến nhờ ưu điểm về độ bền, thi công nhanh và khả năng chịu lực tốt. Tuy nhiên, một điểm yếu lớn của thép là dễ mất khả năng chịu tải khi gặp nhiệt độ cao, đặc biệt là trong trường hợp hỏa hoạn. Đây chính là lúc sơn chống cháy cho kết cấu thép phát huy vai trò bảo vệ công trình. Bài viết dưới đây DOHOCO sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các loại sơn đặc biệt này!
1. Sơn chống cháy kết cấu thép là gì?
Sơn chống cháy là loại vật liệu được sử dụng để bảo vệ các kết cấu thép khỏi tác động trực tiếp của nhiệt độ cao trong thời gian nhất định, thường là từ 30 đến 180 phút. Trong trường hợp xảy ra cháy, lớp sơn này sẽ trương nở, tạo thành lớp bọt dày cách nhiệt. Giúp giảm tốc độ truyền nhiệt đến thép, giữa cho kết cấu không bị mất khả năng chịu lực quá nhanh. Từ đó tạo điều kiện cho công tác cứu hộ, chữa cháy.
.png)
2. Tạo sao cần sử dụng chống cháy cho kết cấu thép
2.1 An toàn cháy nổ
- Thép tuy không cháy nhưng lại mất khả năng chịu lực nhanh chóng ở nhiệt độ cao. Khi nhiệt độ lên đến khoảng 550 độ C, thép có thể mất đến 50% cường độ chịu lực. Sơn chống cháy giúp kéo dài thời gian chịu nhiệt. Điều này giúp giảm thiểu rủi ro sụp đổ kết cấu, bảo vệ tính mạng con người và tài sản.
2.2. Đáp ứng tiêu chuẩn phòng cháy chữa cháy
- Các công trình lớn như trung tâm thương mại, nhà xưởng, kho bãi, tòa nhà cao tầng,..đều được yêu cầu đáp ứng tiêu chuẩn an toàn phòng cháy. Việc sử dụng sơn chống cháy giúp công trình vượt qua các bước kiểm tra, nghiệm thu nghiêm ngặt theo quy định.
2.3. Bảo vệ tài sản đầu tư
- Thiệt hại do cháy gây ra là điều vô cùng lớn. Việc đầu tư sơn chống cháy từ đầu giúp giảm thiểu thiệt hại và chi phí sửa chữa nếu chẳng may xảy ra hỏa hoạn.

3. Nguyên lý hoạt động của sơn chống cháy
Sơn chống cháy hoạt động dựa trên sự phản ứng hóa học khi tiếp xúc với nhiệt. Lúc bình thường, sơn có dạng lớp mỏng bề mặt thép. Khi gặp lửa:
- Nhiệt độ tăng cao sẽ kích hoạt quá trình trương nở.
- Lớp sơn giãn nở gấp 10 - 50 lần độ dày ban đầu. Tạo ra một lớp bọt xốp carbon có tính cách nhiệt cao.
- Lớp bọt này giúp ngăn cản nhiệt truyền đến kết cấu the. Để duy trì nhiệt độ an toàn trong một thời gian nhất định.
4. Một số loại sơn chống cháy phổ biến
Hiện nay trên thị trường sơn chống cháy được chia thành 3 loại phổ biến:
4.1. Sơn chống cháy trương nở
- Đây là loại được sử dụng phổ biến nhất. Khi gặp nhiệt độ cao, lớp sơn này sẽ nở ra, giúp bảo vệ kết cấu thép. Thường được sử dụng trong các kết cấu nhà xưởng, trung tâm thương mại, nhà cao tầng.
4.2. Sơn chống cháy gốc vô cơ
- Được cấu tạo thành phần chứa các khoáng chất như silicat, oxit kim loại,...Những chất này có khả năng cách nhiệt tốt, không bị cháy khói độc. Tuy nhiên khiến quá trình thi công trở nên phức tạp.
4.3. Sơn chống cháy gốc epoxy
- Những công trình cần yêu cầu có độ bám dính cao, khả năng chống ăn mòn và chịu được thời tiết khắc nghiệt. Thì sơn epoxy là một cái tên quen thuộc được nhiều đơn vị xây dựng lựa chọn.
5. Tiêu chuẩn và thời gian chống cháy
Tùy vào yêu cầu thiết kế, lớp sơn chống cháy có thể bảo vệ kết cấu thép trong 30 phút, 60 phút, 90 phút hoặc 120 phút. Các tiêu chuẩn cần thiết cho sơn chống cháy:
- TCVN 8644:2011: Đây là quy định kỹ thuật về sản phẩm sơn chống cháy.
- BS 476 ( Anh): Được sử dụng rộng rãi trong thử nghiệm sơn.
- ASTM E119 ( Mỹ): Tiêu chuẩn thử nghiệm độ chịu lửa của kết cấu.

6. Các bước thi công sơn chống cháy
Bước 1: Xử lý bề mặt khung thép
- Các khung thép với kích thước nhỏ có thể vệ sinh bằng phương pháp vệ sinh thủ công như giấy nhám, bàn chải,... Còn đối với kết cấu thép có kích cỡ lớn thì sử dụng máy phun bi, phun cát để có thể làm sạch bụi bẩn, dầu mỡ có trên bề mặt.
Bước 2: Phun lớp sơn chống gỉ
- Quá trình thi công kết cấu thép yêu cầu phủ 2 lớp sơn chống ăn mòn trước khi sơn chống cháy. Thời gian để sơn chống rỉ khô là khoảng 2- 3 tiếng với lớp sơn đầu tiên và 4- 8 tiếng sau lớp sơn cuối.
Bước 3: Phủ sơn chống cháy
Có thể sơn hoặc phun sơn chống cháy, nhưng cần lưu ý khi phủ sơn, chúng ta cần đảm bảo các yếu tố về độ dày của lớp màng sơn theo tiêu chuẩn sau:
- Tiêu chuẩn chống cháy 45 phút: 325 micromet.
- Tiêu chuẩn chống cháy 60 phút: 500 micromet.
- Tiêu chuẩn chống cháy 120 phút: 600 micromet.
- Tiêu chuẩn chống cháy 180 phút: 700 micromet.
Bước 4: Hoàn thiện lớp sơn phủ và nghiệm thu bàn giao
- Để tăng tính thẩm mỹ cho kết cấu thép và khả năng chống thấm, chống tia UV thì cần sơn một lớp sơn phủ. Sau khi, đã đạt được nhu cầu như mong muốn, sẽ tiến hành nghiệm thu và bàn giao cho bên chủ đầu tư.
7. Đơn vị thi công sơn chống cháy nhà xưởng uy tín
Sơn chống cháy cho kết cấu thép là giải pháp thiết yếu để bảo vệ công trình khỏi những rủi ro cháy nổ. Đặc biệt trong thời kỳ đô thị hóa mạnh mẽ và các công trình ngày càng cao tầng. Nếu bạn đang cần tư vấn, khảo sát và thi công sơn chống cháy nhà xưởng, nhà thép, công trình công nghiệp. Hãy nhanh tay liên hệ ngay đến hotline DOHOCO để được chúng tôi tư vấn và hỗ trợ!
Mọi thông tin xin liên hệ:
————————–
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ XÂY DỰNG DOHOCO
- Địa chỉ: Số 3-A67, đường NA5, khu dân cư Việt - Sing, Phường Thuận Giao, Thành phố Thuận An, Tỉnh Bình Dương, Việt Nam
- Hotline: 0865 959 817
- Email: dtxddohoco@gmail.com
- Website: xaydungdohoco.com
- Facebook: https://www.facebook.com/xaydungdohoco
Chia sẻ: